Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Ngành Than chăm lo đời sống thợ mỏ

Hiện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có khoảng 138.000 CBCNV-LĐ, trong đó tập trung chủ yếu tại vùng Quảng Ninh với số lượng khoảng 110.000 người. Với số lượng công nhân tập trung đông, môi trường làm việc nặng nhọc, nên Vinacomin luôn quan tâm và làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, để họ yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng vững mạnh.
Đặc biệt trong khai thác hầm lò, với mục tiêu hướng tới mỏ sạch, an toàn, hiện đại, trong những năm qua, Vinacomin đã đưa công nghệ, kỹ thuật mới vào phục vụ sản xuất than hầm lò như cột thuỷ lực, giá khung di động, dàn tự hàng Vinaalta, máy khấu than. Qua đó đã đạt được những hiệu quả cao về sản lượng, năng suất lao động, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Đặc biệt trong khai thác hầm lò, với mục tiêu hướng tới mỏ sạch, an toàn, hiện đại, trong những năm qua, Vinacomin đã đưa công nghệ, kỹ thuật mới vào phục vụ sản xuất than hầm lò như cột thuỷ lực, giá khung di động, dàn tự hàng Vinaalta, máy khấu than. Qua đó đã đạt được những hiệu quả cao về sản lượng, năng suất lao động, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Với số lượng công nhân đông, từ năm 2000 đến nay, Vinacomin đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị trong ngành đầu tư xây dựng một số khu nhà ở tập thể cho công nhân mỏ. Qua đó xây dựng được 69 khu nhà với tổng diện tích các khu đất xây dựng 27,8ha; với 3.121 căn nhà có tổng diện tích sàn 154.976m2, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho 10.061 người.
Với số lượng công nhân đông, từ năm 2000 đến nay, Vinacomin đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị trong ngành đầu tư xây dựng một số khu nhà ở tập thể cho công nhân mỏ. Qua đó xây dựng được 69 khu nhà với tổng diện tích các khu đất xây dựng 27,8ha; với 3.121 căn nhà có tổng diện tích sàn 154.976m2, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho 10.061 người.
Cùng với đó, việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, thực phẩm; nhà ăn công nghiệp, nhà tắm giặt cho công nhân, nâng cấp sân vận động, phương tiện đi lại, điều dưỡng, tham quan nghỉ mát cho người lao động, luôn được quan tâm. Qua đó đã góp phần quan trọng khích lệ, động viên người lao động tích cực thi đua sản xuất, xây dựng đơn vị ngày càng phát triển.
Cùng với đó, việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, thực phẩm; nhà ăn công nghiệp, nhà tắm giặt cho công nhân, nâng cấp sân vận động, phương tiện đi lại, điều dưỡng, tham quan nghỉ mát cho người lao động, luôn được quan tâm. Qua đó đã góp phần quan trọng khích lệ, động viên người lao động tích cực thi đua sản xuất, xây dựng đơn vị ngày càng phát triển.

Ngỡ ngàng “khách sạn” công nhân

Qua điện thoại, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Than Vàng Danh Vũ Đình Việt giọng phấn khởi: Vàng Danh vừa hoàn thiện xong 2 lô “khách sạn 4 sao” cho thợ lò, đời sống anh em thợ giờ đã khác xưa rồi, mời nhà báo về thăm”.
Khu tập thể công nhân của Công ty CP than Vàng Danh đáp ứng chỗ ở cho 300 công nhân.
Khu tập thể công nhân của Công ty CP than Vàng Danh đáp ứng chỗ ở cho 300 công nhân.
Được tận mục sở thị “khách sạn 4 sao” của thợ lò Vàng Danh mà anh Vũ Đình Việt, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Than Vàng Danh đã khoe, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Khu 2 lô tập thể công nhân 5 tầng của thợ mỏ Vàng Danh nằm giữa trung tâm phường Vàng Danh, bên cạnh là 4 dãy nhà 3 tầng cũ của công nhân vẫn đang được duy trì sử dụng. Anh Vũ Xuân Bắc, Tổ trưởng phân xưởng phục vụ giới thiệu: 2 lô nhà chung cư có tổng diện tích 11.000m2 với 141 phòng, mỗi phòng rộng 40m2, khép kín, và chỉ có hai người ở. Mỗi tòa nhà đều có các phòng chức năng như: Thư viện, nhà ăn tập thể, hội trường công nhân, phòng y tế, sân chơi thể thao, bãi đỗ xe. Khu chung cư này đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 300 công nhân. Thợ lò có chỗ ở mới yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài với công ty. Anh Bắc ngó qua cửa sổ từng phòng, thợ lò ca ba ở tầng 2 đã ngủ hết, chúng tôi tiếp tục lên tầng 3.
Đưa chúng tôi đi tham quan một vòng quanh khu nhà, anh Bắc dí dỏm nói: Lúc trước anh em công nhân hay nói đùa nhau “ca 1 là ca tương lai, ca 3 mất ngủ, ca 2 thất tình”. Đó là lý do mà tôi không thể gõ cửa khi thợ lò ca 3 đã ngủ. Còn chuyện “thất tình” của thợ lò ca 2 thì nay cũng không trầm trọng nữa, vì anh nào có người yêu, nhất là cùng công ty thì đề đạt nguyện vọng với công đoàn sẽ được sắp xếp làm cùng ca để có thêm thời gian tìm hiểu, gần gũi nhau hơn. Mà cứ cô nào chưa chồng ở Vàng Danh là anh em quyết không để “lọt” cho trai ngoài “cướp” mất. Có lẽ vì thế mà đã có rất nhiều chàng trai đào lò bén duyên với cô gái sàng tuyển của công ty, nhiều gia đình cả 3 thế hệ đều gắn bó với sự phát triển của đơn vị. Hơn nữa, bây giờ Uông Bí có nhiều công ty đông nữ công nhân như Chi nhánh giầy Sao Vàng Uông Bí, chỉ cần bắt xe buýt đi nửa tiếng tới nơi nên “thợ lò” Vàng Danh “kết nghĩa” với các nữ công nhân Sao Vàng đông lắm, chứ không như ngày xưa, lãnh đạo công ty còn phải lo đi tìm đơn vị có nhiều nữ cho thợ lò kết nghĩa.
Đi quá nửa số tầng của chung cư, chúng tôi mới thấy âm thanh ti vi phát ra từ phòng anh Đoàn Hữu Nhẫn, hiện đang làm việc tại Phòng Điều độ sản xuất, người đã gắn bó gần 30 năm với Vàng Danh với thâm niên gần chục năm chui lò. Kể về sự đổi thay của Vàng Danh, anh khẳng định. “So với xưa, thợ lò giờ sướng gấp trăm lần”. Theo lời kể của anh Nhẫn, hồi anh mới vào thợ lò còn phải ở nhà tập thể cấp 4 diện tích chật hẹp chỉ khoảng 10m2 nhưng tới 5 anh em chui ra chui vào, điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn. Phòng nào may thì lành còn không vào những ngày bão gió chỉ có xếp xô, chậu hứng mưa. Anh cũng đã từng thuê ở bên ngoài nhưng giá thuê phòng đắt, điện nước thì cao, lại không đảm bảo an ninh trật tự. Giờ được ở khu chung cư mới chỉ với giá 150.000 đồng/người cả tiền điện, nước; nội thất trong phòng được Công ty trang bị hầu hết như: Quạt, tủ, bàn ghế, quạt trần, quạt hút gió, hệ thống công trình phụ khép kín; an ninh trật tự đảm bảo vì có nhân viên bảo vệ 24/24h; các đường dây đấu nối tivi, internet, điều hòa, máy giặt đều được để chờ, để công nhân có điều kiện mua sắm sử dụng, lắp đặt… tôi thấy cứ như ở khách sạn 4 sao vậy.
Không chỉ Vàng Danh, hiện trên địa bàn tỉnh nhiều công ty của ngành Than đã xây nhà ở cho công nhân như Hà Lầm, Quang Hanh, Hòn Gai, Nam Mẫu, Hạ Long, Tổng Công ty Đông Bắc, Dương Huy, Mạo Khê, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm… Hầu hết các khu chung cư mới xây đều có cầu thang máy, có căng tin ăn uống, sạch sẽ, dinh dưỡng đảm bảo, có nhà sinh hoạt công nhân, sân chơi thể thao, thư viện, sân chơi tập thể... Giá thuê chỉ từ 100.000 - 300.000 đồng/người, có đơn vị còn không thu tiền thuê phòng như Tổng Công ty Đông Bắc; hay Công ty CP Than Cao Sơn đã bàn giao 100 căn hộ cho các hộ gia đình công nhân, với giá ưu đãi và được trả chậm 50% kinh phí. Toàn ngành hiện có 69 khu nhà ở cho công nhân với tổng diện tích khoảng 46.800m2 với 1.517 căn hộ đáp ứng được 4.827 người ở độc thân, nhà ở hộ gia đình có 1.604 căn đáp ứng được chỗ ở cho 5.234 người đã giúp cho thợ lò an cư, lạc nghiệp, gắn bó lâu dài với quê hương Vùng mỏ.
Ăn tự chọn tại nhà ăn số 8 Công ty CP Than Vàng Danh.
Ăn tự chọn tại nhà ăn số 8 Công ty CP Than Vàng Danh.
“Ăn theo nhu cầu”
Nhà ăn số 8 của Công ty CP Than Vàng Danh được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2010, có hai tầng, riêng tầng 1 đảm bảo được chỗ ăn cùng lúc cho trên 300 công nhân, phía ngoài sân có hệ thống phục vụ nước uống, giàn mắc treo đồ cho thợ lò rất tiện lợi. Quan sát thấy các bàn ăn đều đầy đủ cả hoa quả tráng miệng lẫn bia như ăn cỗ, chúng tôi thắc mắc thì thợ đào lò Nguyễn Văn Hiệp, phân xưởng K9, giếng Cánh Gà, anh ví von: Thợ lò “ăn cơm trần gian, làm việc âm phủ”, cả ngày không thấy ánh sáng mặt trời, môi trường làm việc khắc nghiệt vậy nhưng được cái Công ty rất quan tâm tới đời sống công nhân, nhất là bữa ăn. Hiện thợ lò có mức ăn ca là 44.000 đồng và bữa ăn giữa ca dưới lò 10.000 đồng gồm bánh mì, sữa. Bữa ăn ca của thợ lò được tổ chức theo kiểu ăn tự chọn với trên 10 món, kể cả hoa quả tráng miệng. Còn bia, thỉnh thoảng anh em thợ lò vui thì tự “cải thiện” thêm 1 chai bia với giá 10.000 đồng/chai.
Đội trưởng đội sản xuất nhà ăn số 8 Công ty, Đào Trọng Đại cho biết: Do đảm bảo các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, cách nấu ăn, phục vụ, bài trí… nên năm 2012 nhà ăn Công ty đã được Vinacomin xét duyệt và công nhận là Nhà ăn kiểu mẫu.
Hiện nay nhiều đơn vị ngành Than tổ chức ăn ca cho thợ lò theo hình thức tự chọn như Tổng Công ty Đông Bắc, Hòn Gai, Núi Béo… Ăn giữa ca bằng bánh mì và sữa, hoặc cơm. Nếu ăn giữa ca bằng cơm, mỗi suất ăn được đựng trong hộp hoặc cặp lồng, trong đó có từng ngăn đựng các món ăn. Canh đóng vào túi nilon, miệng túi buộc dây chun, thò ra ống nhựa để thợ lò mút như mút nước mía vậy. Hàng ca, các chị nhà ăn chuẩn bị từng suất ăn cho vào hộp, hoặc cặp lồng, chuyển ra xe ô tô chở tới các cửa lò. Từ đây, người có trách nhiệm của phân xưởng sẽ đưa tới tận nơi làm việc cho thợ lò như Than Đồng Vông, Than Hà Ráng...
Rạng rỡ những nụ cười
Chị Vương Thị Thảo, phân xưởng phục vụ và anh Vũ Văn Đỏ có thâm niên 34 năm chui lò Vàng Danh nhớ lại: Hồi đứa con gái đầu của anh chị hai tuổi, một buổi anh Đỏ đi làm về quần áo, mặt mũi đen xì, cười để lộ mỗi hàm răng trắng ra, giơ tay định bế con thì nó khóc thét lên, chỉ đến khi anh lên tiếng nó mới nhận ra bố. Còn giờ thợ lò có thể tự tin mà rạng rỡ những nụ cười mỗi khi trở về nhà…
Thợ lò khi xưa đi làm được đưa đón trên những chiếc xe thùng đóng mui cải tiến, ra lò về tới nhà mới được tắm. Ngày mưa phùn gió bấc, thợ lò đi làm về ướt nhẹp, quần áo giăng khắp phòng. Quần áo bảo hộ một năm chỉ được phát 1 bộ có những ngày quần áo chưa kịp khô vẫn phải mặc xuống lò. Giờ thì điều kiện sinh hoạt của thợ lò được cải thiện: Đi làm thì thợ lò có dàn xe ca máy lạnh đưa đón, vào lò có tàu điện đưa xuống, lò giếng thì có tời trục kéo; tắm có nước nóng, quần áo thay có người giặt; mệt có đội ngũ bác sĩ chăm sóc; ăn thì tự chọn, xong có hoa quả, trà, sữa, cà phê tráng miệng, ẩm thực tinh thần thì không thiếu, có mỏ mỗi quý mời một đoàn nghệ thuật về diễn cho thợ lò thưởng thức… Mà không phải chỉ một mỏ, cả vùng than này, nhiều mỏ làm được như thế.
Một vị cán bộ ngành Than đã từng nói: “Người lao động không thể yêu nghề nếu đói, cũng không thể làm việc tốt hơn nếu phải sống trong những ngôi nhà tồi tàn. Càng chẳng thể đòi ai hăng say nếu bản thân họ không vui. Và chúng tôi đang làm tất cả để mọi người ở đây đều có được niềm vui giản dị nhất”. Những điều giản dị mà ngành Than đem lại cho người lao động là đầu tư công nghệ khai thác, cải thiện điều kiện làm việc, học tập cho người lao động; nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao. Bởi thế mà bây giờ đi đâu trên khắp đất mỏ chúng tôi cũng bắt gặp những khẩu hiệu: như “Kỷ luật và đồng tâm, chúng ta nhất định thắng” hoặc “Tôi yêu Hòn Gai”... Điều đó chứng tỏ, sự quan tâm các doanh nghiệp, của ngành Than và của tỉnh Quảng Ninh cho một môi trường làm việc, sinh hoạt, tinh thần tốt nhất với người lao động. Chính vì được chăm lo chu đáo, nên dù thợ mỏ là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng hầu hết mọi công nhân đều yên tâm gắn bó với công ty, nỗ lực đóng góp công sức để làm ra nguồn “vàng đen” cho Tổ quốc. Và trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, sự chăm sóc người lao động như thế là vô cùng quý giá và đáng trân trọng.
Từ đầu năm 2013, Phân xưởng Cơ giới hóa khai thác Than Nam Mẫu đã chuyển diện sản xuất xuống mức +145/+155. Tại diện sản xuất mới, với điều kiện địa chất phù hợp hơn nên công nghệ cơ giới hoá đã bước đầu phát huy hiệu quả với những tín hiệu rất khả quan.
Trong những ngày đầu tại diện sản xuất mới, sản lượng than lò chợ Cơ giới hóa tăng dần. Tháng 3, đạt 29.000 tấn, tháng 4 đạt trên 35.000 tấn và tháng 5 đạt sản lượng trên 30.000 tấn, tương đương với công suất thiết kế ban đầu của công nghệ này. Đây là một kết quả cho thấy thành công ban đầu khi áp dụng công nghệ cơ giới hoá tại Than Nam Mẫu. Nó tạo tiền đề tốt cho việc áp dụng mở rộng công nghệ này tại các đơn vị sản xuất hầm lò trong Tập đoàn.
Để có được những kết qủa trên là cả một quá trình nghiên cứu tìm tòi và quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Công ty Than Nam Mẫu, trong đó không thể không nhắc tới những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ Phân xưởng Cơ giới hóa khai thác. Đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu tại diện sản xuất trước, phát huy những thuận lợi về diện sản xuất mới, sự tạo điều kiện về mọi mặt của các phòng ban chức năng, đồng thời khắc phục những khó khăn về công tác vận tải, thoát nước, lãnh đạo Phân xưởng đã tổ chức tốt sản xuất, bố trí hợp lý nhân lực tại các ca sản xuất, động viên công nhân trong Phân xưởng tích cực, nỗ lực phấn đấu nâng cao sản lượng khai thác. Cùng với đó, lãnh đạo Phân xưởng đã chủ động đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả thiết bị cơ giới hoá. Công tác quản lý, bảo dưỡng thiết bị máy khấu và dàn chống được Phân xưởng quan tâm chú trọng, tuân thủ đầy đủ các quy định nhằm nâng cao hiệu quả thiết bị. Các phong trào thi đua cũng được Công đoàn bộ phận và Chi đoàn Thanh niên Phân xưởng phối hợp phát động như: Tiết kiệm vật tư, tài sản; bảo vệ tốt thiết bị; thực hiện đúng, đủ, chính xác các yêu cầu về KTCB, KTAT. Bằng nhiều biện pháp chỉ đạo tích cực và đồng bộ nên sản lượng khai thác của Phân xưởng đã dần được nâng cao. Tính trung bình mỗi ngày, Phân xưởng khai thác được 1.500 tấn than, ngày cao điểm nhất Phân xưởng khai thác được trên 2.000 tấn than.
 
Hiện nay các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của lò chợ Cơ giới hóa Than Nam Mẫu đã cơ bản ổn định, đáp ứng yêu cầu về sản lượng theo thiết kế. Kết quả này cho thấy công tác chuyển diện lò chợ Cơ giới hóa Than Nam Mẫu đã thành công. Và điều quan trọng hơn là nó đã hiện thực hóa giấc mơ áp dụng thành công cơ giới hóa trong sản xuất hầm lò. Đây cũng chính là động lực quan trọng để Than Nam Mẫu tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để phát huy và làm chủ công nghệ này.
Hiện nay các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của lò chợ Cơ giới hóa Than Nam Mẫu đã cơ bản ổn định, đáp ứng yêu cầu về sản lượng theo thiết kế. Kết quả này cho thấy công tác chuyển diện lò chợ Cơ giới hóa Than Nam Mẫu đã thành công. Và điều quan trọng hơn là nó đã hiện thực hóa giấc mơ áp dụng thành công cơ giới hóa trong sản xuất hầm lò. Đây cũng chính là động lực quan trọng để Than Nam Mẫu tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để phát huy và làm chủ công nghệ này.
TÁC GIẢ BÀI VIẾT: THU CHUNG

Cơ giới hóa - giải pháp chiến lược của ngành Than

Tăng nhanh sản lượng than khai thác hầm lò, nâng cao mức độ an toàn và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động khi khai thác ngày càng xuống sâu là mục tiêu quan trọng nhất của ngành Than  thời gian tới. Mục tiêu này chỉ có thể thực hiện thật tốt khi áp dụng cơ giới hóa. Một số khâu trong quy trình sản xuất than, như: khấu than, chống giữ lò chợ, vận tải và đào lò phù hợp với điều kiện địa chất các mỏ, đặc biệt là khai thác và đào chống lò càng cần vai trò của cơ giới hóa (CGH), những nơi sức người khó lòng đảm đương một cách hoàn hảo. 
 
Theo quy hoạch phát triển, sản lượng than khai thác sẽ tăng nhanh từ 47,5 triệu tấn  năm  2010  lên  64,7 triệu tấn năm 2015 (tương ứng tăng trung bình 6,4%/năm), 74,6 triệu tấn năm 2020 (tăng 25,2% so với năm 2015) và đạt khoảng 82 triệu tấn năm 2025. Trong đó, sản lượng than khai thác hầm lò tăng dần từ 20,4 triệu tấn hiện nay lên 40,6 triệu tấn năm 2015 (tăng trung  bình 14,7%/năm giai đoạn 2010-2015) và chiếm hơn 80% tổng sản lượng toàn ngành vào năm 2025. Việc khai thác than hầm lò trở thành xu hướng tất yếu bởi lẽ các mỏ than lộ thiên hiện không còn nhiều. CGH trong khai thác than hầm lò sẽ giúp nâng cao năng suất, nâng cao độ an toàn, đồng thời giảm tổn thất tài nguyên trong khai thác than. Theo thống kê của Viện KHCN Mỏ, tổng trữ lượng các vỉa than có khả năng CGH trong khai thác tương đối lớn, riêng ở khu vực bể than Đông Bắc là 740,839 triệu tấn, chiếm khoảng 13% so với tổng trữ lượng tài nguyên đã xác minh ở bể than này (5.572 triệu tấn). 
“Viện trưởng Viện KHCN mỏ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, việc đầu tư CGH trong khai thác than là đích phải đến, là sự bảo đảm cho việc phát triển lâu dài, mang tính chiến lược của Ngành.
Điều trăn  trở  hiện nay cho vấn đề CGH vẫn là bài toán kinh tế. Cần có sự tác động sâu hơn nữa của các thành phần kinh tế trong và ngoài Tập đoàn để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho các dự án CGH khai thác và đào lò; đồng thời có sự hàn gắn chặt chẽ của Tập đoàn, của các đơn vị tư vấn nghiên cứu với các công ty khai thác hầm lò trong quá trình đầu tư và phát triển áp dụng CGH khai thác.”
Thực tiễn áp dụng tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh cho thấy, khả năng tăng sản lượng khai thác và tốc độ đào lò khi áp dụng CGH cao hơn nhiều so với khoan nổ mìn thủ công (tăng 1,5 - 1,8 lần). Bên cạnh đó, việc áp dụng CGH trong lò chợ cho phép công nhân làm việc trong điều kiện tốt hơn, ít nặng nhọc hơn do các khâu chính trong quy trình công nghệ như tách phá than và chống giữ được thực hiện bằng thiết bị CGH, từ đó giảm số lượng công nhân làm việc trực tiếp tại các gương lò chợ.
Để đảm bảo phát triển bền vững, một trong những yếu tố quan trọng là tăng năng suất lao động, giảm tối đa số công nhân trực tiếp làm việc trong hầm lò. Để đảm bảo hạn chế tăng số lượng công nhân khai thác, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng nhất thiết phải triển khai áp dụng CGH khai thác và đào lò trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, số thợ lò toàn Tập đoàn là trên 32.000 người, con số này sẽ phải tăng lên thành 50.000 người vào năm 2020 nếu vẫn áp dụng các công nghệ thác bằng phương  pháp  thủ  công,  không áp dụng CGH. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động để đào tạo thành thợ lò hiện đang gặp nhiều khó khăn. Vậy nếu không có đủ số lao động trên, việc "gãy" sản xuất là nhãn tiền.
Một vấn đề mấu chốt khác của công  tác  CGH  trong  khai  thác và đào lò là khả năng đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện mức lương ngày càng tăng của công nhân lao động. Theo lộ trình, trong thời gian tới, ngành Than thực hiện thêm một số chế độ, chính sách đãi ngộ đối với thợ lò nhằm cải thiện điều kiện sống cho người lao động, giảm thiểu khó khăn về thiếu nguồn nhân công. Do đó, việc áp dụng lò chợ CGH có năng suất lao động cao, tiêu hao nhân công thấp sẽ là giải pháp thiết thực lâu dài, ổn định lao động và sản xuất của mỏ.
Thực tế cho thấy, mức độ an toàn trong gương lò chợ sử dụng dàn chống tự hành kết hợp với máy khấu được cải thiện rõ rệt so với các loại hình chống giữ áp dụng tại các công ty trước đó. Ví dụ như tại Công ty than Nam Mẫu, có thời điểm dù vách treo trên diện rộng nhưng khi đá vách sập đổ gương lò chợ vẫn ổn định, không có bất kỳ sự cố lớn nào xảy ra.
Ngoài ra, việc áp dụng CGH đào lò không những đẩy nhanh tốc độ tiếng gương, tăng năng suất lao động, mà còn cải thiện điều kiện làm việc và góp phần đảm bảo chuẩn bị kịp thời diện khai thác.
Như vậy, nếu thực sự áp dụng CGH một cách hiệu quả, ngành chúng ta sẽ "lợi đơn, lợi kép". Sản lượng than khai thác tăng, tốc độ đào lò XDCB đáp ứng yêu cầu, sức ép về số lượng lao động giảm, thu nhập của người lao động có thể tăng theo dự tính và hệ số an toàn lao động cao hơn rất nhiều. Và điều quan trọng nhất là từ đó chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tiên quyết, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành khai thác than hầm lò trong Tập đoàn. Vì thế, đẩy mạnh cơ giới hóa chắc chắn phải là giải pháp mang tính chiến lược của ngành Than trong thời gian tới. 

Khai thác Hầm lò

Trong Tập đoàn Than Việt Nam có 20 mỏ khai thác hầm lò, trong đó có 7 hầm lò có công xuất từ 1.000.000 tấn than trở lên gồm các mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. Hầu hết các mỏ còn lại đã được cải tạo công xuất để đạt mức 300.000 tấn – 800.000 tấn/năm. tỷ trọng than hầm lò trong kế hoặch 2006-2010 sẽ tăng dần từ 45% năm 2006 lên 55% năm 2010 trong tổng sản lượng của tập đoàn.của
kthamlo
Trong Tập đoàn Than Việt Nam có 20 mỏ khai thác hầm lò, trong đó có 7 hầm lò có công xuất từ 1.000.000 tấn than trở lên gồm các mỏ Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. Hầu hết các mỏ còn lại đã được cải tạo công xuất để đạt mức 300.000 tấn – 800.000 tấn/năm. tỷ trọng than hầm lò trong kế hoặch 2006-2010 sẽ tăng dần từ 45% năm 2006 lên 55% năm 2010 trong tổng sản lượng của tập đoàn.của
Ở hầu hết các mỏ hầm lò, sơ đồ khai thông, mở vỉa được áp dụng là phương pháp khai thông bằng giếng nghiêng kết hợp lò bằng từng tần, sử dụngu băng tải vận chuyển than trên giếng chính để đáp ứng yêu cầu nâng công suất mỏ hàng năm. Một số mỏ khác có điều kiện tự nhiên thuận lợi đang khai thác nông được mở vỉa bằng mỏ bằng, vận tải bằng tàu điện. Công nghệ khai thác phổ biến là lò chợ chia cột dài theo phương; các vỉa dày, vỉa cốc được áp dụng các công nghệ riêng phù hợp với từng mỏ.
Công tác khấu than đang được dịch chuyển dần từ công nghệ khoan nổ mìn sang công nghệ cơ giới hoá: ở khâu đào lò than hiện đại đã có 11 tổ hợp máy Combai đào lò AM – 45 và AM -50Z đang hoạt động; có hai dây chuyền cơ giới hoá đang hoạt động tại công ty than Khe Chàm. Một số công ty thành viên đã xây dựng kế hoạch và dự án đầu tư các tổ hợp cơ giới hoá đào lò và khai thác than trong kế hoạc 2006-2010 để nâng cao năng xuất lao động, giảm tiêu hao lao động sống nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho thợ mỏ.
nammau01062010
Công tác chống giữ các đường hầm lò đang có các bước chuyển biến lớn theo hướng: thuỷ lực hoá các lò chợ khai thác than và từng bước trang bị dàn chống cơ giới hoá trong các lò chợ có điều kiện khai thác thuận lợi, hạn chế sử dụng gỗ chống lò khai thác lò chợ. Việc đào chống các đường lò cái đang thay đổi theo xu hướng mở tiết diện cho các đường lò để cải thiện điều kiện lao động cho công nhân và tạo điều kiện ứng dụng các thiết bị cơ giới hoá đào lò và khai thác than có kích thướng, khối lượng lớn có công xuất cao để tăng năng xuất lao động trong hầm lò.
Mục tiêu phát triển công nghệ hầm lò các năm tới là năng suất lao động, giảm tồn thất than và đảm bảo an toàn lao động; do vậy phải tiếp tục nghiên cứu thay đổi và áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện mỏ địa chất tại các công ty thành viên, cơ giới hoá các khâu đào lò, vận tải và từng bước cớ giới hoá khai thác các lò chợ có điều kiện mỏ địa chất thuận lợi; Nâng cao khả năng phát hiện và phòng ngừa các hiểm hoạ mỏ, như nổ khí, bục nước của đám mỏ.

Thợ lò trở lại mỏ: Tín hiệu vui

Thợ lò bỏ việc là vấn đề nóng đã và đang diễn ra tại hầu hết các đơn vị khai thác, xây dựng mỏ hầm lò. Tuy nhiên, rất nhiều thợ lò sau khi bỏ việc, đã xin trở lại mỏ. Đây là tín hiệu vui…


Hiện, chúng tôi chưa có số liệu thống kê tuyệt đối về số thợ lò thôi việc, xin trở lại mỏ. Nhưng qua khảo sát tại một số đơn vị, chúng tôi thấy rằng, số thợ lò trở lại mỏ khá đông. Riêng năm 2014, Than Nam Mẫu có 305 lượt người bỏ việc xin trở lại mỏ; Than Hạ Long có 78 người, Than Quang Hanh gần 50 người, Than Hòn Gai gần 30 người...

Lý giải về hiện tượng đáng vui này, các ông: Vũ Văn Điền - Giám đốc Công ty than Hạ Long; Bùi Đình Thanh - Giám đốc Công ty than Quang Hanh; Phạm Công Hương - Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II; Nguyễn Quốc Tuấn - Chánh văn phòng Công ty than Uông Bí; Trần Văn Hanh - Trưởng phòng TCLĐ Than Hòn Gai... đều chung ý kiến, lý do chính là những năm qua, tình hình kinh tế đất nước gặp khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nơi, nhất là những khu công nghiệp, đời sống và việc làm của công nhân không ổn định; thu nhập thấp; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt thấp kém; trong khi, đời sống, việc làm của công nhân ngành Than - Khoáng sản luôn ổn định và phát triển; đặc biệt là đời sống của thợ lò, được Tập đoàn cũng như các đơn vị chăm lo chu đáo. 

Rất nhiều lý do khiến thợ lò bỏ việc mà Tạp chí TKV đã nêu và phân tích:  Do hoàn cảnh gia đình; do nghề hầm lò nặng nhọc, độc hại, kém sự hấp dẫn; cũng có nhiều người bỏ việc ở  đơn vị hầm lò này rồi xin sang đơn vị khác để được gần nhà hơn hoặc có thu nhập cao hơn như một sự luân chuyển và cũng không ít người “ảo tưởng”, bỏ nghề hầm lò hy vọng tìm được nghề hấp dẫn hơn... Tuy nhiên, trong số thợ lò thôi việc, không phải ai cũng tìm được nơi làm việc tốt hơn nghề hầm lò mà họ đã làm.

Chúng tôi đồng tình với ý kiến của những vị lãnh đạo nêu trên. Quả nhiên, ai cũng biết nghề hầm lò nặng nhọc nhưng nhiều thợ lò không muốn làm các công việc phụ trợ trên mặt đất như bốc vác vật tư, vệ sinh công nghiệp, phụ xây...  Những công việc này thường “dành” cho thợ lò bị vi phạm kỷ luật!

Về điều kiện ăn, ở, đi lại, tắm giặt… của thợ lò thì chắc rằng, ít ngành có được sự quan tâm như ngành Than; thậm chí sự quan tâm đó hơn cả thợ mỏ bên Tây. Ông Ngô Hoàng Ngân - Phó TGĐ Tập đoàn cho hay, ông đã sang một số mỏ hầm lò bên châu Âu thấy rằng, thợ lò của họ đi làm phải mang cơm; làm gì có ăn tự chọn trong nhà ăn sạch sẽ, chất lượng phục vụ cao như thợ lò của ta! Nơi ở của thợ lò của ta là những khu cao tầng, hiện đại với nhiều chính sách ưu đãi dành cho thợ lò. Mới đây, một số khu tập thể như Than Hạ Long, Than Hòn Gai… trang  bị toàn bộ máy điều hòa nhiệt độ cho các phòng ở của thợ lò… Tuy nhiên, thực tế hiện nay những khu tập thể hiện đại vẫn chưa đáp ứng đủ chỗ ở cho thợ lò; nhiều thợ lò đang phải ở trọ, do đó Tập đoàn và các đơn vị vẫn đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà ở cho thợ lò.

Về tiền lương, có thể chưa cao so với công sức và điều kiện làm việc của thợ lò. Tuy nhiên, so với các ngành công nghiệp khác (trừ Dầu khí) thì lương thợ lò cao hơn nhiều. Năm qua, Tập đoàn đã 2 lần tăng lương cho thợ lò; lần thứ nhất 5% và lần thứ 2 tăng 10% (riêng khối xây lắp mỏ - đào lò XDCB chưa tăng đơn giá đào lò nên coi như chưa tăng lương). Mặt khác, các đơn vị cũng có nhiều chính sách khuyến khích thợ lò nâng cao năng suất lao động nên thu nhập của thợ lò  năm qua khá cao. Chẳng hạn, Than Dương Huy bình quân thợ lò 12,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 13 %;  Than Quang Hanh bình quân quý 4 của thợ lò đạt 13 triệu; Than Hòn Gai bình quân thợ lò 12,8 triệu... Đặc biệt, những  đơn vị hầm lò thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển từ công ty 2 cấp sang 1 cấp,  gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã “bứt phá” về mọi mặt; ổn định tổ chức, chăm lo tốt đời sống cho công nhân. Đó là Than Hạ Long, bình quân thu nhập của thợ lò 12,5 triệu đồng; nhiều phân xưởng hầm lò của Than Uông Bí bình quân thu nhập của thợ lò những tháng cuối năm 2014 từ 13 - 14,3 triệu đồng, cao gấp rưỡi so với khi chưa thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp. Thợ lò khối xây lắp mỏ, dù tính chất công việc “xê dịch”, nhưng các đơn vị cũng chăm lo việc ăn, ở cho công nhân đàng hoàng; dù đơn giá mét lò chưa được điều chỉnh nhưng do nhiều nỗ lực trong tổ chức sản xuất và quản lý nên năng suất đào lò cao, đương nhiên là thu nhập của thợ đào lò cao. Năm qua, thợ đào lò Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò II đạt bình quân 16 triệu đồng/người/tháng, cao thứ nhì trong khối hầm lò của Tập đoàn...

Có thể một số đơn vị; một số công trường, phân xưởng còn có những biểu hiện tiêu cực với thợ lò; thợ lò còn bị quát mắng, dọa nạt; bị gây phiền hà trong việc giải quyết chế độ, chính sách... nhưng đó chỉ là cá biệt và sẽ dần được xóa bỏ.

Thu nhập bình quân của thợ mỏ Vàng Danh đạt gần 11 triệu đồng/người/tháng

Do làm tốt công tác tổ chức sản xuất và lao động tiền lương, từ đầu năm đến nay, thu nhập bình quân của người lao động Công ty Cổ phần than Vàng Danh đạt gần 11 triệu đồng/người/tháng, tăng cao hơn so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm 2014 trên 8%.
Trong đó, đối với thợ khai thác, đào lò trực tiếp làm việc trong lò đạt gần 13 triệu đồng/người/tháng; thợ làm việc trong khối vận hành dây chuyền đạt gần 7 triệu đồng/người/tháng; thợ làm việc tại các mặt bằng công nghiệp đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng và công nhân khối phục vụ cũng đạt 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Để có được kết quả trên là do ngoài việc điều hành sản xuất hợp lý, Công ty đã tiến hành rà soát toàn bộ định mức của các đơn vị để điều chỉnh kịp thời, trong đó, Công ty đã xây dựng và ban hành 250 định mức cho các công việc mới để triển khai thực hiện phù hợp. Ngoài ra, Công ty còn ban hành cơ chế khuyến khích hoàn thành kế hoạch cho các tổ đội, công trường, phân xưởng, khuyến khích ngày công cao cho người lao động. Đồng thời quy định bổ sung lương, thưởng cho công nhân vào các ngày lễ. Thực hiện phương án tiết kiệm thời gian các thao tác đầu cuối ca để tăng thời gian lao động hữu ích. Phương án này được nhiều đơn vị thực hiện tốt, nâng cao được năng suất lao động. Sau một thời gian thực hiện, tỷ lệ huy động lao động vào sản xuất chính bình quân đạt 84,5%, tăng trên 5% so với trước đây. Nhờ vậy, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, năng suất tăng, thu nhập của người lao động cũng tăng.
Được biết, từ đầu năm đến nay, Công ty CP than Vàng Danh đã sản xuất gần 1,4 triệu tấn than nguyên khai, đạt 38% kế hoạch năm, tăng gần 5% so với cùng kỳ này năm ngoái.