Tăng nhanh sản lượng than khai thác hầm lò, nâng cao mức độ an toàn và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động khi khai thác ngày càng xuống sâu là mục tiêu quan trọng nhất của ngành Than thời gian tới. Mục tiêu này chỉ có thể thực hiện thật tốt khi áp dụng cơ giới hóa. Một số khâu trong quy trình sản xuất than, như: khấu than, chống giữ lò chợ, vận tải và đào lò phù hợp với điều kiện địa chất các mỏ, đặc biệt là khai thác và đào chống lò càng cần vai trò của cơ giới hóa (CGH), những nơi sức người khó lòng đảm đương một cách hoàn hảo.
Theo quy hoạch phát triển, sản lượng than khai thác sẽ tăng nhanh từ 47,5 triệu tấn năm 2010 lên 64,7 triệu tấn năm 2015 (tương ứng tăng trung bình 6,4%/năm), 74,6 triệu tấn năm 2020 (tăng 25,2% so với năm 2015) và đạt khoảng 82 triệu tấn năm 2025. Trong đó, sản lượng than khai thác hầm lò tăng dần từ 20,4 triệu tấn hiện nay lên 40,6 triệu tấn năm 2015 (tăng trung bình 14,7%/năm giai đoạn 2010-2015) và chiếm hơn 80% tổng sản lượng toàn ngành vào năm 2025. Việc khai thác than hầm lò trở thành xu hướng tất yếu bởi lẽ các mỏ than lộ thiên hiện không còn nhiều. CGH trong khai thác than hầm lò sẽ giúp nâng cao năng suất, nâng cao độ an toàn, đồng thời giảm tổn thất tài nguyên trong khai thác than. Theo thống kê của Viện KHCN Mỏ, tổng trữ lượng các vỉa than có khả năng CGH trong khai thác tương đối lớn, riêng ở khu vực bể than Đông Bắc là 740,839 triệu tấn, chiếm khoảng 13% so với tổng trữ lượng tài nguyên đã xác minh ở bể than này (5.572 triệu tấn).
Để đảm bảo phát triển bền vững, một trong những yếu tố quan trọng là tăng năng suất lao động, giảm tối đa số công nhân trực tiếp làm việc trong hầm lò. Để đảm bảo hạn chế tăng số lượng công nhân khai thác, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng nhất thiết phải triển khai áp dụng CGH khai thác và đào lò trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, số thợ lò toàn Tập đoàn là trên 32.000 người, con số này sẽ phải tăng lên thành 50.000 người vào năm 2020 nếu vẫn áp dụng các công nghệ thác bằng phương pháp thủ công, không áp dụng CGH. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động để đào tạo thành thợ lò hiện đang gặp nhiều khó khăn. Vậy nếu không có đủ số lao động trên, việc "gãy" sản xuất là nhãn tiền.
Một vấn đề mấu chốt khác của công tác CGH trong khai thác và đào lò là khả năng đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện mức lương ngày càng tăng của công nhân lao động. Theo lộ trình, trong thời gian tới, ngành Than thực hiện thêm một số chế độ, chính sách đãi ngộ đối với thợ lò nhằm cải thiện điều kiện sống cho người lao động, giảm thiểu khó khăn về thiếu nguồn nhân công. Do đó, việc áp dụng lò chợ CGH có năng suất lao động cao, tiêu hao nhân công thấp sẽ là giải pháp thiết thực lâu dài, ổn định lao động và sản xuất của mỏ.
Thực tế cho thấy, mức độ an toàn trong gương lò chợ sử dụng dàn chống tự hành kết hợp với máy khấu được cải thiện rõ rệt so với các loại hình chống giữ áp dụng tại các công ty trước đó. Ví dụ như tại Công ty than Nam Mẫu, có thời điểm dù vách treo trên diện rộng nhưng khi đá vách sập đổ gương lò chợ vẫn ổn định, không có bất kỳ sự cố lớn nào xảy ra.
Ngoài ra, việc áp dụng CGH đào lò không những đẩy nhanh tốc độ tiếng gương, tăng năng suất lao động, mà còn cải thiện điều kiện làm việc và góp phần đảm bảo chuẩn bị kịp thời diện khai thác.
Như vậy, nếu thực sự áp dụng CGH một cách hiệu quả, ngành chúng ta sẽ "lợi đơn, lợi kép". Sản lượng than khai thác tăng, tốc độ đào lò XDCB đáp ứng yêu cầu, sức ép về số lượng lao động giảm, thu nhập của người lao động có thể tăng theo dự tính và hệ số an toàn lao động cao hơn rất nhiều. Và điều quan trọng nhất là từ đó chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tiên quyết, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành khai thác than hầm lò trong Tập đoàn. Vì thế, đẩy mạnh cơ giới hóa chắc chắn phải là giải pháp mang tính chiến lược của ngành Than trong thời gian tới.
Theo quy hoạch phát triển, sản lượng than khai thác sẽ tăng nhanh từ 47,5 triệu tấn năm 2010 lên 64,7 triệu tấn năm 2015 (tương ứng tăng trung bình 6,4%/năm), 74,6 triệu tấn năm 2020 (tăng 25,2% so với năm 2015) và đạt khoảng 82 triệu tấn năm 2025. Trong đó, sản lượng than khai thác hầm lò tăng dần từ 20,4 triệu tấn hiện nay lên 40,6 triệu tấn năm 2015 (tăng trung bình 14,7%/năm giai đoạn 2010-2015) và chiếm hơn 80% tổng sản lượng toàn ngành vào năm 2025. Việc khai thác than hầm lò trở thành xu hướng tất yếu bởi lẽ các mỏ than lộ thiên hiện không còn nhiều. CGH trong khai thác than hầm lò sẽ giúp nâng cao năng suất, nâng cao độ an toàn, đồng thời giảm tổn thất tài nguyên trong khai thác than. Theo thống kê của Viện KHCN Mỏ, tổng trữ lượng các vỉa than có khả năng CGH trong khai thác tương đối lớn, riêng ở khu vực bể than Đông Bắc là 740,839 triệu tấn, chiếm khoảng 13% so với tổng trữ lượng tài nguyên đã xác minh ở bể than này (5.572 triệu tấn).
“Viện trưởng Viện KHCN mỏ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, việc đầu tư CGH trong khai thác than là đích phải đến, là sự bảo đảm cho việc phát triển lâu dài, mang tính chiến lược của Ngành.Thực tiễn áp dụng tại một số mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh cho thấy, khả năng tăng sản lượng khai thác và tốc độ đào lò khi áp dụng CGH cao hơn nhiều so với khoan nổ mìn thủ công (tăng 1,5 - 1,8 lần). Bên cạnh đó, việc áp dụng CGH trong lò chợ cho phép công nhân làm việc trong điều kiện tốt hơn, ít nặng nhọc hơn do các khâu chính trong quy trình công nghệ như tách phá than và chống giữ được thực hiện bằng thiết bị CGH, từ đó giảm số lượng công nhân làm việc trực tiếp tại các gương lò chợ.
Điều trăn trở hiện nay cho vấn đề CGH vẫn là bài toán kinh tế. Cần có sự tác động sâu hơn nữa của các thành phần kinh tế trong và ngoài Tập đoàn để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho các dự án CGH khai thác và đào lò; đồng thời có sự hàn gắn chặt chẽ của Tập đoàn, của các đơn vị tư vấn nghiên cứu với các công ty khai thác hầm lò trong quá trình đầu tư và phát triển áp dụng CGH khai thác.”
Để đảm bảo phát triển bền vững, một trong những yếu tố quan trọng là tăng năng suất lao động, giảm tối đa số công nhân trực tiếp làm việc trong hầm lò. Để đảm bảo hạn chế tăng số lượng công nhân khai thác, đồng thời đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng nhất thiết phải triển khai áp dụng CGH khai thác và đào lò trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, số thợ lò toàn Tập đoàn là trên 32.000 người, con số này sẽ phải tăng lên thành 50.000 người vào năm 2020 nếu vẫn áp dụng các công nghệ thác bằng phương pháp thủ công, không áp dụng CGH. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động để đào tạo thành thợ lò hiện đang gặp nhiều khó khăn. Vậy nếu không có đủ số lao động trên, việc "gãy" sản xuất là nhãn tiền.
Một vấn đề mấu chốt khác của công tác CGH trong khai thác và đào lò là khả năng đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện mức lương ngày càng tăng của công nhân lao động. Theo lộ trình, trong thời gian tới, ngành Than thực hiện thêm một số chế độ, chính sách đãi ngộ đối với thợ lò nhằm cải thiện điều kiện sống cho người lao động, giảm thiểu khó khăn về thiếu nguồn nhân công. Do đó, việc áp dụng lò chợ CGH có năng suất lao động cao, tiêu hao nhân công thấp sẽ là giải pháp thiết thực lâu dài, ổn định lao động và sản xuất của mỏ.
Thực tế cho thấy, mức độ an toàn trong gương lò chợ sử dụng dàn chống tự hành kết hợp với máy khấu được cải thiện rõ rệt so với các loại hình chống giữ áp dụng tại các công ty trước đó. Ví dụ như tại Công ty than Nam Mẫu, có thời điểm dù vách treo trên diện rộng nhưng khi đá vách sập đổ gương lò chợ vẫn ổn định, không có bất kỳ sự cố lớn nào xảy ra.
Ngoài ra, việc áp dụng CGH đào lò không những đẩy nhanh tốc độ tiếng gương, tăng năng suất lao động, mà còn cải thiện điều kiện làm việc và góp phần đảm bảo chuẩn bị kịp thời diện khai thác.
Như vậy, nếu thực sự áp dụng CGH một cách hiệu quả, ngành chúng ta sẽ "lợi đơn, lợi kép". Sản lượng than khai thác tăng, tốc độ đào lò XDCB đáp ứng yêu cầu, sức ép về số lượng lao động giảm, thu nhập của người lao động có thể tăng theo dự tính và hệ số an toàn lao động cao hơn rất nhiều. Và điều quan trọng nhất là từ đó chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tiên quyết, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành khai thác than hầm lò trong Tập đoàn. Vì thế, đẩy mạnh cơ giới hóa chắc chắn phải là giải pháp mang tính chiến lược của ngành Than trong thời gian tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét